ĐĂNG NHẬP  
image banner
Thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc – cơ sở động lực để bà con vươn lên phát triển kinh tế
Lượt xem: 200

Thị xã Thái Hòa (Nghệ An) hiện có gần 1.400 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với gần 6000 người chiếm khoảng 8,9 % dân số toàn thị xã. Trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Thổ sinh sống ở: xã Nghĩa Tiến, phường  Long Sơn, Quang Tiến và Quang Phong . Những năm qua, thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thị xã Thái Hòa lần thứ I, công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn thị xã đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn nỗ lực, chung tay cùng địa phương thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ KTXH-QPAN. 

Những năm qua, Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể tại thị xã Thái Hoà luôn quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, và Nhà nước về công tác dân tộc. Kịp thời xử lý những vấn đề quan trọng, phát sinh, nhất là các vấn đề về an ninh trật tự, thiên tai, dịch bệnh, môi trường; công tác chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, đơn cử như chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, các trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và đảm bảo quyền lợi học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người DTTS từ 10 tuổi trở lên biết chữ: 99,54%. Số học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hỗ trợ gạo: có 13 em, mỗi em được hỗ trợ 135kg/năm.

Anh-tin-bai

Phát triển thẻ BHYT trong đồng bào dân tộc – góp phần giúp bà con tiếp cận tốt hơn các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng DTTS ngày càng được tăng cường, nâng cao năng lực y tế cơ sở. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có thẻ BHYT đạt hơn 79%. Chính sách thông tin- truyền thông; chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật  cho vùng đồng bào luôn được tăng cường. Thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá, những năm qua việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số được chú trọng đúng mức. Hàng năm thị xã tổ chức lễ hội Làng Vạc, lễ hội đền Làng Lụi, các hội thi, hội diễn văn nghệ nhằm khôi phục, gìn giữ và phát huy các loại hình văn hoá giàu bản sắc như: cồng chiêng, múa sạp, hát cuối... Nhờ đó, đời sống tinh thần của nhân dân thị xã nói chung và đồng bào dân tộc thiểu ngày càng phong phú. Nói về điều này, ông Phạm Lâm Bình, người có uy tín trong đồng bào Thổ tại khối Lê Lợi, phường Quang Tiến chia sẻ: “Văn hoá dân tộc Thổ đã ăn vào máu của mỗi bà con ở đây. Nghe tiếng cồng là chúng tôi phân biệt được đâu là tiếng cồng vui, tiếng cồng buồn... Chúng tôi có ý thức gìn giữ nét bản sắc dân tộc mình thông qua các ngày lễ. Qua đó cũng thắt chặt tình đoàn kết đồng bào”.

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai

 

 Văn hoá múa sạp và cồng chiêng luôn được bà con dân tộc Thổ tại phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa gìn giữ và phát huy trong nhiều hoạt động cộng cồng

Ở lĩnh vực kinh tế, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS&miền núi cũng luôn được cấp uỷ, chính quyền thị xã quan tâm. Ngoài các chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo về tiền mặt thì công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm được đặc biệt chú trọng. Trong đó tập trung đổi mới phương thức hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong 5 năm qua, thị xã đã mở 5 lớp đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng cho gần 150 lao động; giải quyết việc làm mới cho hơn 800 lao động. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, nếu như năm 2019 số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 35 hộ, đên năm 2024 giảm còn 28 hộ.

Anh-tin-bai

 Đường Làng Đong – nơi có trên 95% đồng bào Thổ chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng khang trang, sạch đẹp

Cùng với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp tại địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Thái Hoà đã có nhiều cách làm hay, việc làm ý nghĩa, đáng trân trọng như: hiến đất, quyên góp tiền, đóng góp ngày công lao động, nguyên vật liệu làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi của địa phương... góp phần làm đổi thay diện mạo khối, xóm ngày càng khang trang, sạch đẹp. Trao đổi với pv chúng tôi, bà Hồ Thị Luật, xóm trưởng Xóm Làng Đong – xóm có trên 95% đồng bào dân tộc Thổ cho biết: Xóm chúng tôi rất đoàn kết, hăng hái chung tay cùng với địa phương xây dựng NTM nâng cao. Người hiến đất, người hiến cây, ai ai cũng góp của góp công, hồ hởi làm các công trình công cộng. Chúng tôi còn chung tay gìn giũ và phát huy những bản sắc dân tộc mình, ví dụ như văn hoá cồng chiêng“.

Anh-tin-bai

Ông Lô Văn Lợi, đồng bào dân tộc Thổ ở phường Quang Tiến và mô hình trang trại tổng hợp thu lãi hàng tỷ đồng sau khi trừ chi phí của mình

Đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương cũng hăng hái thi đua lao động sản xuất, vì vậy xuất hiện ngày càng nhiều mô hình làm kinh tế giỏi của người đồng bào, tiêu biểu trong số đó phải kể đến mô hình kinh tế của bà Hồ Thị Thanh, ông Hồ Sỹ Điều, ông Lô Văn Lợi. Nói về mô hình trang trại cho thu nhập cao của mình, ông Lô Văn Lợi, đồng bào dân tộc Thổ khối Liên Sơn, phường Long Sơn chia sẻ: Dù là người thuộc dân tộc gì thì tôi cho rằng cũng rất nên phấn đấu làm kinh tế, bởi vì gia đình giàu thì xã hội mới phồn vinh. Vì vậy mà sau khi nghỉ hưu là tôi cùng gia đình phát triển mô hình kinh tế trang trại này. Ngoài ra cũng dành nhiều thời gian để tham gia các công việc của khối, của phường“.

Với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tương trợ giúp đỡ nhau của đồng bào các dân tộc thị xã Thái Hòa, chúng ta tin tưởng và quyết tâm phấn đấu vượt khó khăn, thách thức hoàn thành tốt các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2024 – 2029 được nêu trong Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thị xã Thái Hòa lần thứ II vừa diễn ra.

T/h: Hải Yến – Hoàng Long   

Tin tức
  • Nghệ An phát triển du lịch canh nông, du lịch trải nghiệm
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement