Đảng bộ và nhân dân thị xã Thái Hòa: ĐOÀN KẾT, ĐỔI MỚI, NỖ LỰC PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2020 TRỞ THÀNH TRUNG TÂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN VÀ ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ LOẠI BA
Đảng bộ và nhân dân thị xã Thái Hòa bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộThị xã lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2010 - 2015) trong điều kiện: Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các Hội nghị BanChấp hành Trung ương (khóa XI), Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII bànvà quyết nghị nhiều vấn đề chính trị quan trọng có tác động tích cực trong quátrình xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnhvà các ban, sở, ngành cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ thị xãThái Hòa xây dựng và triển khai các quy hoạch, chương trình, đề án. Những thànhquả đạt được của thời kỳ trước đây trên tất cả các lĩnh vực đã tạo cơ sở nềntảng quan trọng để Thị xã tiếp tục phát triển. Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận vàcác đoàn thể nhân dân đồng thuận, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu củaNghị quyết Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2010-2015.
Đồng chí Lê Tiến Trị - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy
Đảng bộ và nhân dân thị xã Thái Hòa bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2010 - 2015) trong điều kiện: Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII bàn và quyết nghị nhiều vấn đề chính trị quan trọng có tác động tích cực trong quá trình xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ban, sở, ngành cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ thị xã Thái Hòa xây dựng và triển khai các quy hoạch, chương trình, đề án. Những thành quả đạt được của thời kỳ trước đây trên tất cả các lĩnh vực đã tạo cơ sở nền tảng quan trọng để Thị xã tiếp tục phát triển. Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đồng thuận, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2010-2015.
.
Tuy nhiên, trong 5 năm qua, chịu sự tác động bởi những khó khăn chung của nền kinh tế, việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ làm giảm nguồn vốn đầu tư, một số dự án giãn tiến độ, phân kỳ đầu tư hoặc tạm dừng nên ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của Thị xã. Thị xã mới được thành lập, công tác quy hoạch chưa đồng bộ, một số quy định về chế độ chính sách của Nhà nước về đất đai còn bất cập ,… nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai Nghị quyết Đại hội.
Trong bối cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt được những kết quả quan trọng như sau:
1. Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, trong điều kiện khó khăn chung nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đạt khá cao (bình quân 15,6% cho cả nhiệm kỳ 5 năm), giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 71,26 triệu đồng/người/năm (tăng 31% so với chỉ tiêu Nghị quyết); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.
2. Đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng nhanh. Huy động tốt sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của các tầng lớp nhân dân và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (đến hết năm 2015 có 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới).
3. Công nghiệp - xây dựng và thương mại – dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá (tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 15,5% - 16,5%). Duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Các dịch vụ vận tải, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Hoạt động tín dụng, ngân hàng phát triển nhanh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.
4. Thu ngân sách nhà nước hàng năm tăng khá. Đến 2015, thu ngân sách ước đạt 159.000 triệu đồng, bằng 123% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Công tác phát triển doanh nghiệp và quy hoạch, thu hút đầu tư được quan tâm và thu được một số kết quả bước đầu quan trọng: Thu hút đầu tư được 29 dự án, trong đó một số dự án có quy mô và mức đầu tư khá lớn. Trên địa bàn, có 242 doanh nghiệp, 08 hợp tác xã đang hoạt động, đóng góp quan trọng vào tổng thu ngân sách của Thị xã.
5. Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị được quan tâm đầu tư. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị đang dần hình thành, bao gồm: giao thông, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, công viên, cây xanh,... tập trung nhất là vùng trung tâm (Hòa Hiếu, Quang Tiến, Long Sơn); hệ thống điện chiếu sáng đã bao phủ hầu hết các tuyến đường chính khu vực nội thị; hoàn thành dự án đường nội bộ và kè bờ Lâm viên Bàu Sen (giai đoạn 1), các tuyến giao thông chính của đô thị đang được hoàn thiện, các tuyến giao thông liên khối được bê-tông hóa, các nhà văn hóa của các phường và các khối được sửa chữa và xây mới; công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, trật tự đô thị được quan tâm. Phong trào xây dựng “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” được phát động và triển khai khá tích cực; dự kiến đến hết năm 2015, có 02 phường (Hòa Hiếu, Quang Tiến) hoàn thành các tiêu chí phường đạt chuẩn văn minh đô thị.
6. Văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường được chăm lo và có những chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo. Chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện tiến bộ vượt bậc; cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy được quan tâm (dự kiến đến năm 2015 có 30/32 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 93%). Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao từng bước đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, đều khắp. Chất lượng khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện tích cực và trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 (theo chuẩn cũ) ở mức 6,9%, đến năm 2014 (theo chuẩn mới) giảm còn 3,54%.
7. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được đảm bảo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; anh ninh đô thị, an ninh nông thôn và vùng đặc thù ổn định; không có điểm nóng và các tình huống bị động, bất ngờ xẩy ra; không có đơn thư khiếu nại phát sinh.
8. Công tác xây dựng Đảng đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng sinh hoạt đảng có nhiều đổi mới và tiến bộ. Công tác phát triển đảng viên được chăm lo (trong nhiệm kỳ kết nạp được 715 đảng viên mới, đạt 119,2% KH). Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, đã góp phần tích cực vào việc giáo dục, ngăn ngừa biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và nâng cao tính tự giác chấp hành kỷ luật Đảng, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí của tổ chức đảng và đảng viên. Công tác dân vận đã được cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng chỉ đạo thực hiện; công tác tôn giáo, dân tộc được quan tâm; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng được đổi mới; chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ hơn, từng bước phát huy được tính năng động, sáng tạo của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị.
9. Hoạt động của HĐND, UBND các cấp được đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Các kỳ họp HĐND được chuẩn bị chu đáo; chất lượng kỳ họp từng bước được nâng lên. Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thị xã và các xã, phường được cụ thể hơn trong việc phân công và xác định trách nhiệm của cá nhân; phát huy tính chủ động trong việc khai thác nội lực và tranh thủ khá tốt các nguồn lực khác.
10. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được phát huy; tích cực tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở được nâng lên; công tác tập hợp, phát triển đoàn viên, hội viên được chăm lo; đoàn viên, hội viên hăng hái thi đua lao động sản xuất, tham gia tích cực các phong trào và các cuộc vận động ủng hộ nhân đạo, từ thiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Kết quả đạt được nêu trên là rất to lớn, khá toàn diện, tạo đà cho nhiệm kỳ tới tăng tốc phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị xã Thái Hòa vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục, đó là:
+ Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chưa đạt Nghị quyết đề ra; tốc độ và chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên địa bàn còn thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Một số vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường chưa được khắc phục triệt để. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.
+ Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng tuy được nâng lên nhưng một số tổ chức đảng vẫn chưa tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo; công tác xây dựng Đảng ở một số mặt hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
+ Hoạt động của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số hạn chế. Nội dung chất lượng các cuộc giám sát của HĐND và việc cải cách hành chính ở một số cơ quan nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có lúc, có nơi còn hình thức, hành chính hoá; nội dung, phương thức hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
1. Chăm lo công tác xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền trong quản lý, điều hành. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng tác phong, lề lối làm việc. Thật sự phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc gắn với đề cao trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu “nói đi đôi với làm” của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước với thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp và cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc.
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; phát huy hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị và vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, làm tốt công tác vận động quần chúng để tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động, củng cố niềm tin và sự đồng thuận trong nhân dân.
3. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phát huy tốt nội lực và tiềm năng, lợi thế của địa phương; đồng thời tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của các bộ ngành Trung ương, các ban ngành cấp tỉnh; tăng cường thu hút đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn đầu tư kinh doanh, thực sự đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.
Với những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ 2010-2015, cùng với những lợi thế: Thị xã nằm ở vị trí địa lý quan trọng, được xác định là trung tâm trong Quy hoạch chung vùng Phủ Quỳ và vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của miền tây Nghệ An; có các trục chính giao thông kết nối thuận lợi với các địa phương trong và ngoài tỉnh (đường Hồ Chí Minh, Quốc Lộ 48, 15A, Tỉnh lộ 545, tuyến đường Thái Hòa - Hoàng Mai), nguồn nhân lực dồi dào, dân trí khá cao. Đồng thời, Thái Hòa nằm trong phạm vi nghiên cứu của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, là một trong những vùng kinh tế tổng hợp đóng vai trò động lực của khu vực Bắc Trung Bộ, tầm nhìn sau 2025 thị xã Thái Hòa là một phần trung tâm của cực tăng trưởng của vùng kinh tế trung du miền núi (theo Quyết định số 1447/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đây là lợi thế, căn cứ quan trọng để Đảng bộ thị xã Thái Hòa định hướng phát triển, đồng thời tranh thủ sự quan tâm về mọi mặt của Trung ương, của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Do vậy, nhiệm kỳ mới, đòi hỏi toàn Đảng bộ và nhân dân Thị xã tiếp tục tranh thủ nắm bắt cơ hội, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn, đoàn kết nỗ lực phấn đấu và quyết tâm phát triển. Trong đó, xác định rõ phương hướng phát triển là: tập trung những lĩnh vực, ngành, sản phẩm tiềm năng, lợi thế; đồng thời từng bước hướng đến phát triển ngành, sản phẩm sử dụng khoa học, công nghệ có giá trị cao, thân thiện với môi trường. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh, mạnh về thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Quan tâm phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh. Xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Để thực hiện thành công định hướng nêu trên, Đảng bộ và nhân dân Thị xã cần quán triệt sâu sắc các quan điểm sau đây:
1. Phải vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền từ thị xã đến cơ sở.
2. Cần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác liên kết chặt chẽ với các địa phương trong và ngoài tỉnh nhất là các trung tâm phát triển nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả các lợi thế của địa phương theo định hướng, mục tiêu chung của tỉnh.
3. Xác định thương mại, dịch vụ là lĩnh vực ưu tiên phát triển, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội Thị xã. Phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường.
Từ đó, phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2020, thị xã Thái Hòa trở thành trung tâm kinh tế thương mại – dịch vụ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của vùng Tây Bắc Nghệ An; sớm trở thành đô thị loại ba.
Lê Tiến Trị, TUV, Bí thư Thị ủy