Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Ngày 16/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số Tải về
về việc đánh giá tác
động thủ tục hành chính (TTHC) trong đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật (QPPL) 06 tháng đầu năm 2024.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND
các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động TTHC theo
các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm
2020) và các văn bản hướng dẫn, Nghị định, Thông tư về kiểm soát TTHC. Chú trọng
việc đánh giá tác động TTHC trong đề nghị, dự án, dự thảo văn bản QPPL, nhất là
những văn bản thực thi phương án cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên
quan đến hoạt động kinh doanh, TTHC, giấy tờ công dân đã được Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, các văn bản triển khai Luật Giao dịch điện tử (năm 2023)
và triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án 06...
Đồng thời, thường xuyên rà soát, nắm bắt các vấn đề bất cập
trong quá trình thực thi các văn bản QPPL, TTHC thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để
kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi,
bổ sung. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan,
đơn vị, nhất là giữa cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản QPPL với cơ quan,
đơn vị kiểm soát TTHC, cơ quan, đơn vị góp ý, thẩm định trong quá trình góp ý,
thẩm định hồ sơ đề nghị, dự thảo văn bản QPPL.
UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan tư pháp cùng cấp thực hiện
nghiêm việc thẩm định văn bản QPPL, chỉ thẩm định dự thảo văn bản QPPL có quy định
TTHC khi có Báo cáo đánh giá tác động TTHC theo quy định, bảo đảm việc quy định
TTHC đúng thẩm quyền, cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả.
Cùng với đó, bảo đảm biên chế, kinh phí cho công tác xây dựng,
chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức làm công
tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại. Thực hiện nghiêm
túc chế độ báo cáo về kết quả công tác đánh giá tác động TTHC trong đề nghị, dự
thảo văn bản QPPL gửi cơ quan chủ trì tổng hợp chung, tham mưu UBND tỉnh báo
cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm
soát chất lượng đánh giá tác động TTHC trong quá trình góp ý, thẩm định hồ sơ đề
nghị, dự thảo văn bản QPPL; thực hiện nghiêm việc thẩm định văn bản QPPL thuộc
thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND tỉnh, chỉ thẩm định đối với hồ sơ có đầy đủ
Báo cáo đánh giá tác động chính sách, báo cáo đánh giá tác động TTHC theo quy định.
Đồng thời, tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
ban hành các văn bản chỉ đạo để nâng cao chất lượng công tác đánh giá tác động
TTHC trong xây dựng văn bản QPPL. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc chế độ
báo cáo về kết quả công tác đánh giá tác động TTHC trong đề nghị, dự thảo văn bản
QPPL gửi Bộ Tư pháp theo yêu cầu.
Cùng với đó, thường xuyên tập huấn, nâng cao nghiệp vụ công
tác đánh giá tác động TTHC trong đề nghị, dự thảo văn bản QPPL; kịp thời hướng
dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức
làm công tác xây dựng pháp luật.
Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh
NA
(https://nghean.gov.vn)