ĐĂNG NHẬP  
image banner
Nông dân Nghĩa Tiến đẩy mạnh xây dựng các mô hình xử lý rác thải nông nghiệp
Lượt xem: 147
Xã Nghĩa Tiến là một trong 3 địa phương ở thị xã Thái Hoà được chọn để triển khai việc thực hiện dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt nam, góp phần vào nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính của cộng đồng Quốc tế” do quỹ BRACE tài trợ, Trung ương Hội nông dân Việt Nam chủ trì thực hiện. Đến nay, Nghĩa Tiến đã có 50 hộ tham gia mô hình nuôi sâu can xi và nuôi trùn quế. Bước đầu, các mô hình đã, đang cho thấy những tín hiệu tích cực, góp phần vừa nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, vừa bảo vệ môi trường.
Anh-tin-bai

 Mô hình nuôi trùn quế và sâu cam xi của gia đình ông Hồ Sỹ Điều

Gia đình ông Hồ Sỹ Điều là hộ chăn nuôi có quy mô lớn với 10 ha đất vườn đồi ông chăn nuôi bê đực, gà, lợn…Mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng. Năm 2024, khi Hội nông dân xã nghĩa Tiến đưa mô hình nuôi trùn quế và sâu can xi thuộc dự án Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt nam, ông đã đăng ký tham gia. Theo đó, với sự hỗ trợ về con giống gia đình đã xây dựng chuồng để nuôi. Cách làm này đã giúp việc chăn nuôi bò, ngan, gà, vịt…của gia đình gặp nhiều thuận lợi về nguồn thức ăn dự trữ. Bởi, phụ phẩm từ việc nuôi trùn quế, sâu can xi là nguồn thức ăn dồi dào cho đàn gia cầm.

Ông Hồ Sỹ Điều – Xóm Làng Đong xã Nghĩa Tiến chia sẻ: ( Đây là mô hình cực kỳ hay, hiệu quả. Tôi chăn nuôi lâu năm rồi thấy rằng cách làm này mang lại rất nhiều lợi ích trong chăn nuôi cũng như bảo vệ môi trường)

Anh-tin-bai

Mô hình nuôi sâu can xin của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền đang phát triển mạnh

Cũng như ông Hồ Sỹ Điều, tháng 5/2024 gia đình chị Nguyễn Thị Hiền cũng được thụ hưởng về con giống của mô hình nuôi sâu can xi và nuôi trùn quế. Theo đó, ngay sau khi nhận con giống, gia đình đã tiến hành làm chuồng nuôi và tìm hiểu kỹ về cách thức chăm sóc. Nhờ được hướng dẫn cụ thể từ Hội nông dân xã, tham gia các lớp tập huấn nên việc nuôi của gia đình không gặp trở ngại. Đến nay, việc nuôi sâu can xi và trùn quế bắt đầu cho những tín hiệu tích cực.

Chị Nguyễn Thị Hiền vui vẻ nói: (Gia đình rất cảm ơn hội nông dân đã có chương trình này. Nhờ có mô hình mà chúng tôi tận dụng được tối đa nguồn thức ăn dư thừa, không thải ra môi trường làm ô nhiễm mà phụ phẩm thu được làm thức ăn phục vụ việc chăn nuôi)

Anh-tin-bai

Thức ăn của sâu can xi và trùn quế là các loại phụ phẩm dư thừa từ chăn nuôi, phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Nghĩa Tiến là xã thuần nông của thị xã Thái Hoà. Việc chăn nuôi, trồng trọt của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý rác thải nhiều năm nay cũng đang là bài toán khó. Do đó, với việc áp dụng các mô hình nuôi sâu can xi, nuôi trùn quế không chỉ giúp các hộ nông dân tăng năng suất, hiệu quả chăn nuôi mà góp phần giảm tải lượng rác thải lớn ra môi trường. Bên cạnh đó, ưu điểm của các mô hình này là số vốn bỏ ra cho mô hình không nhiều do không cần chuồng trại phải quy cũ, rất dễ nuôi và có thể dùng thức ăn từ rác thải hữu cơ, lục bình…Hơn nửa trùn quế, sâu can xi là thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, giá thành rẻ. Với đặc điểm là giàu đạm, lượng protein thô chiếm tới 70% trọng lượng khô, đây chính là nguồn thức ăn lý tưởng cho gia cầm. Người nông dân không còn phải lo lắng về nguồn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm.

Bà Trần Thị Tâm – Phó chủ tich Hội nông dân xã Nghĩa Tiến cho hay: (Hiện nay, chúng tôi đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân. Không dừng lại ở 3 xã mà các xã còn lại, thậm chí các phường cũng sẽ được Hội triển khai dự án để góp phần thực hiện tối đa hiệu quả của dự án. Giúp nâng cao thu nhập trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường tốt nhất)

Anh-tin-bai

Trùn quế và sâu can xi là loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho các loại gia súc gia cầm ăn

Trên cơ sở tín hiệu bước đầu của các mô hình, Hội nông dân xã Nghĩa Tiến đang tập trung đẩy mạnh việc thực hiện dự án thông qua xây dựng các mô hình có tính sát thực và hiệu quả. Đây là những việc làm cụ thể của hội viên nông dân góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương. Bởi, qua các hoạt động trên đã giúp nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng đó, từng bước hạn chế lãng phí thức ăn dư thừa, chất thải chăn nuôi, phế phẩm, phụ phẩm từ trồng trọt, giảm thiểu lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường.

 

                                    T/H: Thu Trang – Quang Huy

 

Tin tức
  • Nghệ An phát triển du lịch canh nông, du lịch trải nghiệm
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement