ĐĂNG NHẬP  
image banner
Tiếng kèn một nét văn hóa của đồng bào dân tộc thổ
Lượt xem: 1178
Nếu như văn hoá cồng chiêng được xem là nét văn hoá đặc sắc nhất của bà con đồng bào dân tộc Thổ thì tiếng kèn lại là một trong những đạo cụ có tính quyết định đến sự thành công trong từng bước nhảy, điệu múa của nét VH cồng chiêng. Tuy nhiên, trên thực tế  tiếng kèn rất ít được người ta nhắc đến.
Nếu như văn hoá cồng chiêng được xem là nét văn hoá đặc sắc nhất của bà con đồng bào dân tộc Thổ thì tiếng kèn lại là một trong những đạo cụ có tính quyết định đến sự thành công trong từng bước nhảy, điệu múa của nét VH cồng chiêng. Tuy nhiên, trên thực tế tiếng kèn rất ít được người ta nhắc đến.

Theo lời kể của nhiều người thì tiếng kèn ra đời cùng với sự xuất hiện của tiếng cồng, tiếng chiêng. Dù không biết rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng cùng với dàn cồng chiêng, tiếng kèn đã theo đồng bào dân tộc Thổ ở khối Lê Lợi phường Quang Tiến thị xã Thái Hoà từ bao đời nay.

Với người nghệ nhân thổi kèn đời thứ 4 này, tiếng kèn được ông thổi lên từ lúc lên 10 tuổi, giờ đây đã có 43 năm gắn bó với tiếng kèn ông càng hiểu hơn ý nghĩa, giá trị văn hoá của nó. Ông Phạm Văn Hợi - Nghệ nhân thổi kèn chi sẻ: đối với đồng bào dân tộc thiểu số chúng tôi thì tiếng kèn được xem là nét văn hoá đặc sắc có từ xa xưa. Tôi từ nhỏ do đam mê rồi học theo ông cha để thổi, từ đó cho đến nay tôi vẫn thổi. Tiếng kèn có 2 ý nghĩa lớn đó là thể hiện niềm vui và nỗi buồn. Ngày nay trước sự du nhập của nhiều loại nhạc cụ tôi vẫn luôn muốn gìn giữ nên đã bày dạy cho con cháu.

Nhìn bề ngoài thân kèn có cấu trúc rất giản đơn như: bát kèn, ống kèn, tỏi gỗ, tỏi gà, tổ sấu, ém má, thế nhưng ẩn chứa ở đó là những nốt âm thanh để tạo nên âm điệu cho từng làn điệu, ca khúc. Tiếng kèn được đồng bào dân tộc nơi đây sử dụng trong cả việc hiếu và việc hỷ với các bài tấu khác nhau. Khi tiếng kèn được cất lên cũng là lúc tiếng cồng, tiếng chiêng cùng những điệu múa, câu hát ngân vang như một lời thúc dục, kêu gọi hướng con người vào tâm linh vào thuần phong mỹ tục. Vì thế mà ngày nay, khi về với Lê Lợi người ta vẫn thấy và nghe tiếng kèn được thổi lên từ những thế hệ con cháu.

Ở vùng Tây Bắc Nghệ An, Thái Hoà là một trong những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống với những nét văn hoá riêng. Nhận thức rõ, gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá cộng đồng dân tộc chính là gìn giữ hồn cốt của dân tộc. Vì vậy, hàng năm vào mỗi dịp lễ trọng đại thị xã cũng đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, hay sắp tới Thái Hoà cũng sẽ tham gia vào hội diễn văn nghệ các dân tộc thiểu số do Tỉnh tổ chức. Và trong mỗi dịp như vậy tiếng kèn của đồng bào dân tộc Thổ lại có dịp lên ngôi, toả sáng trong bản sắc VH vùng miền.

Âm thanh của tiếng kèn, tiếng trống, tiếng cồng chiêng cùng những câu hát múa, điệu múa uyển chuyển, tất cả đã hoà vào nhau để tạo nên một không khí vui tươi, sôi nổi của một vùng quê bình yên. Có thể nói, tiếng kèn được bà con đồng bào dân tộc thổi nên như một dòng chảy văn hóa truyền từ đời này qua đời khác .

Thu Trang - Minh Hợp (Đài TT- TH Thái Hoà)

Tin tức
  • Nghệ An phát triển du lịch canh nông, du lịch trải nghiệm
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement